Truy cập nội dung luôn

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH THÁI NGUYÊN

+ Đại hội lần thứ I Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (1955-1959)

Đại hội được tiến hành vào tháng 12 năm 1955;

Đại hội đã bầu ra 23 vị uỷ viên đại diện cho các giới, các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh. Ông Bùi Chí Tâm được  bầu giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (1959-1961) 

Tham dự Đại hội có 200 đại biểu, đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh tham dự;

Đại hội đã bầu ra 35 vị uỷ viên. Ông Bùi Chí Tâm được bầu tái cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (1961- 1964)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Nguyên khóa III, diễn ra trong các ngày 27 - 30 tháng 11 năm 1961;

Tham dự Đại hội có 184 đại biểu đại diện cho các dân tộc, các tôn giáo, các giới, các ngành trong tỉnh. ông Bùi Chí Tâm được bầu tái cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (1964- 1974)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Nguyên khóa IV, diễn ra trong các ngày 01 - 04 tháng 3 năm 1964;

Đại hội đã bầu ra Uỷ ban MTTQ tỉnh khoá mới gồm 59 vị ủy viên;

Ông Bùi Chí Tâm được bầu tái cử giữ chức Chủ tịch.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Quốc hội quyết định hợp nhất 2 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái. Ông Nguyễn Việt Vinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái.

+ Đại Hội lần thứ I Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái (1974-1978)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa I, nhiệm kỳ 1974- 1978 diễn ra trong các ngày 16 -  19 tháng 7 năm 1974;

Tham dự Đại hội có 187 đại biểu đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh;

Đại hội đã hiệp thương cử ra uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái gồm 55 vị ủy viên;

Ông Nguyễn Hồng An được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái (1978- 1981)

 Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa II, nhiệm kỳ 1978- 1981 diễn ra trong các ngày 26 - 28 tháng 9 năm 1978;

Tham dự Đại hội có 285 đại biểu đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh;

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái gồm 55 vị ủy viên;

Ông Ngô Thượng Thạch được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái (1981- 1983)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa III, nhiệm kỳ 1981- 1983 diễn ra trong các ngày 25 - 26 tháng 8 năm 1981;

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái gồm 51 vị ủy viên;

Ông Nguyễn Văn Nhỡ được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái (1983- 1988)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa IV, nhiệm kỳ 1983- 1988 diễn ra trong các ngày 14 - 15 tháng 10 năm 1983;

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái gồm 51 vị ủy viên;

Ông Nguyễn Văn Nhỡ được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch;

Năm 1985 Ông Đồng Văn Dương được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch;

Năm 1987 Ông Đặng Phúc Lường được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ  V Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái (1988- 1994)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa V, nhiệm kỳ 1988- 1994 diễn ra trong các ngày 28 - 29  tháng 11  năm 1988;

Tham dự Đại hội gồm 169 đại biểu đại diện cho các địa phương, các đoàn thể nhân dân, các hội, các dân tộc, các tôn giáo trong  tỉnh; 

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái  gồm 55 vị ủy viên;

Ông Đặng Phúc Lường được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch;

Năm 1991 Ông Nông Thái Nghiệp  được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Thái ( 1994- 1998)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Thái khóa VI, nhiệm kỳ 1994- 1998 diễn ra trong các ngày 26 - 27  tháng 8 năm 1994;

Tham dự Đại hội có 204 đại biểu đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh;

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Thái gồm 55 vị ủy viên;

Ông Nông Thái Nghiệp được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch;

Năm 1997 ông Triệu Quang được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

Tháng 1/1997, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành Tỉnh Thái Nguyên và Tỉnh Bắc Kạn. MTTQ tỉnh Thái Nguyên đã qua 10 kỳ Đại hội (4 kỳ Đại hội trước khi hợp nhất tỉnh và 6 kỳ Đại hội trong thời gian hợp nhất 2 tỉnh).

+ Đại hội lần thứ XI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (1998- 2004)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Nguyên khóa XI, nhiệm kỳ 1998- 2004 diễn ra trong các ngày 18 - 19 tháng 5  năm 1998;     

Đại hội đã hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh gồm 55 vị uỷ viên;

Ông Triệu Quang được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch;

Năm 1999  ông Chu Văn Nhằn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ XII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (2004 - 2009)

 Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2004- 2009 diễn ra trong các ngày 18 - 19 tháng 8 năm 2004;

Tham dự Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh;

Đại hội hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh gồm 69 vị ủy viên;

Ông Phùng Đình Thiệu được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch;      

Năm 2009 Ông Nguyễn Thanh Tùng được hiệp thương cử  giữ chức Chủ tịch.

+ Đại hội lần thứ XIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên ( 2009 - 2014)

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2009 -2014  diễn ra trong các ngày  17 và 18  tháng 7    năm 2009;

Tham dự Đại hội có 300   đại biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh;

Đại hội hiệp thương cử ra Uỷ ban MTTQ tỉnh gồm 75 vị ủy viên;

Ông Nguyễn Thanh Tùng tiếp tục được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch.     

CƠ CẤU, TỔ CHỨC

Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực

            Các ban cơ quan  Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên:

1. Ban Dân chủ- Pháp luật;        

2. Ban Phong trào;

3. Ban Tổ chức- Tuyên giáo;

4. Ban Dân tộc và tôn giáo;

5. Văn phòng.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, nhiệm kỳ 2009- 2014 gồm 75 vị uỷ viên; với 3 Hội đồng tư vấn gồm: HĐTV về Dân chủ- Pháp luật; HĐTV Văn hoá - xã hội; HĐTV về Dân tộc và tôn giáo.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; phối hợp với các cơ quan nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động đảm bảo quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên; thực hiện theo luật MTTQ Việt Nam và Điều lệ MTTQ Việt Nam; giữ mối quan hệ hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau.

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội do Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên hiệp thương dân chủ cử ra.

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thời gian tiếp theo.

 Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ tiếp theo, theo hướng dẫn của Uỷ ban TWMTTQ Việt Nam; Hiệp thương dân chủ cử Ban Thường trực; cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên Thường trực, Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Xét, quyết định kết nạp làm thành viên của MTTQ Việt Nam cấp tỉnh.

Ra lời kêu gọi, vận động nhân dân trong tỉnh hưởng ứng thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam. Triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; chủ trì phối hợp triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”,...

Uỷ viên Uỷ ban có nhiệm vụ tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân và thông báo kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động với Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân thi hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện tốt chương trình hành động của MTTQ Việt Nam; vận động các thành viên của MTTQ Việt Nam thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tham gia công tác Mặt trận ở nơi cư trú.

Uỷ viên Uỷ ban được mời họp Uỷ ban, tham gia các Hội đồng tư vấn của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; được thảo luận, chất vấn phê bình kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban; được cung cấp các điều kiện cần thiết cho hoạt động.

Mối quan hệ công tác:

Quan hệ  công tác giữa Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND và UBND tỉnh là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Quan hệ phối hợp công tác giữa Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội; Thường trực HĐND, UBND tỉnh được thực hiện theo Quy chế phối hợp.

Quan hệ  công tác giữa Uỷ ban MTTQ tỉnh với các tổ chức thành viên cùng cấp. Uỷ ban MTTQ tỉnh chủ trì việc hiệp thương dân chủ giữa các thành viên để bàn bạc thực hiện nhiệm vụ chung của địa phương, cùng xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động, cùng nhau thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động đã đề ra.

Quan hệ  công tác giữa Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp huyện là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam. Quan hệ giữa Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh với cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước.

Trong quan hệ với nhân dân, Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam các cấp mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, phát huy vai trò người tiêu biểu, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản hoạt động trên cơ sở hương ước, quy ước; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ảnh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2009 - 2014

1- Đa dạng hoá các hình thức tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm góp phần ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các cuộc vận động do Trung ương, tỉnh phát động nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo. 

Vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.Vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi. Có hình thức hoạt động phù hợp để phát huy vai trò những người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.

2- Vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc các cấp là chủ trì triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ngày càng sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Trong nhiệm kỳ tới phấn đấu: 80% trở lên số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 60% trở lên số khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư tiên tiến, là cơ sở để xây dựng Làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá; 95%  trở lên khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.

Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích cuộc vận động. Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trên cơ sở sơ, tổng kết hằng năm thực hiện cuộc vận động, kịp thời bổ sung, cụ thể hoá những nội dung cho phù hợp với yêu cầu mới, vận động nhân dân ở các khu dân cư thực hiện các nội dung của cuộc vận động. Thường xuyên củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là Ban vận động ở khu dân cư. Tổ chức thực hiện tốt 6 nội dung, 8 mục tiêu của cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các khu dân cư, hộ gia đình, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh.

Duy trì tốt việc đăng ký, kiểm tra, bình xét các danh hiệu. Hướng dẫn sơ, tổng kết mô hình các khu dân cư tiên tiến toàn diện và từng mặt, làm cơ sở nhân diện. Phối hợp với Ban chỉ đạo  phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ chức biểu dương các khu dân cư tiên tiến, gia đình, làng văn hoá tiêu biểu, tổ chức tốt ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.   

Thực hiện phong trào Đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo góp phần chăm lo các thương, bệnh binh, gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với nước, người có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia: chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm, HIV/AIDS; xây dựng các “Khu dân cư lành mạnh không có ma tuý, tội phạm và tệ nạn xã hội”. Phát động trong nhân dân thực hiện các cuộc vận động xây dựng ý thức tự giác trong chấp hành trật tự an toàn giao thông và phòng ngừa tai nạn giao thông. Phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc"…. 

Thực hiện cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo”, Uỷ ban MTTQ, Ban vận động các cấp có kế hoạch chủ động, phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các tầng lớp nhân dân về cuộc vận động: chia sẻ khó khăn, tự nguyện đóng góp, giúp đỡ người nghèo không chỉ là tình cảm, là tinh thần tương thân, tương ái, mà còn là đạo lý, là trách nhiệm với cộng đồng. Có những hình thức vận động xây dựng quỹ, giúp đỡ người nghèo một cách thiết thực. Tiếp tục triển khai cuộc vận động với tiêu chí, nội dung phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, tư liệu sản xuất, học hành, khám chữa bệnh,…nhằm giảm hộ nghèo đồng thời có những giải pháp để giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống, hoà hợp với sự phát triển của xã hội.

Phối hợp với UBND, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Công khai các tiêu chuẩn, đối tượng, phối hợp bình xét, lập danh sách chính xác các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, phân loại ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, giám sát quá trình triển khai thực hiện. Vận động hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo phương châm xã hội hoá: nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ. Vận động các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đơn vị, trường học, các nhà hảo tâm tích cực tham gia. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp đồng bộ với các ban, ngành, các đoàn thể, các hội để tổ chức thực hiện đạt kết quả mục tiêu cuộc vận động.   

 3- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

Phát huy quyền làm chủ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện mối quan hệ giữa các cấp uỷ Đảng với Mặt trận: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên chủ động xây dựng các chương trình hành động để tuyên truyền, vận động  đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân hiểu và đưa nghị quyết vào cuộc sống, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ý kiến đóng góp định kỳ và thường xuyên với các cấp uỷ địa phương, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ đảng viên ở cơ sở. Hướng dẫn và tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các dự án luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc tham gia đóng góp ý kiến thông qua các Hội nghị giữa Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ với các tổ chức thành viên, phản biện xã hội của Uỷ ban MTTQ các cấp. Tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, thực hiện các quy chế giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật. Thực hiện quy chế giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư, quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Kết hợp thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng và chế độ hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận, để phát huy dân chủ trong các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo trong sinh hoạt Mặt trận. 

Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có trách nhiệm tham gia xây dựng củng cố chính quyền theo phương châm “Dân biết dân bàn, dân làm dân kiểm tra”, thực hiện tốt chức năng của mình trong các cuộc bầu cử, thực hiện tốt quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp năm 2011, đảm bảo dân chủ, đúng luật, vận động cử tri đi bầu với tỷ lệ cao.

Phối hợp với đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri, cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng các hội nghị tiếp xúc cử tri, chủ yếu tổ chức ở cơ sở, tại các thôn, xóm, tổ dân phố. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng trong các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, phối hợp tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tham gia các kỳ họp của HĐND, các phiên họp của UBND theo luật định, nâng cao chất lượng Thông báo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng chính quyền, đề xuất những kiến nghị, bức xúc trong các tầng lớp nhân dân, đôn đốc, giám sát các cơ quan Nhà nước giải quyết, trả lời theo quy định.

Phối hợp triển khai thực hiện Pháp lệnh 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Củng cố kiện toàn, hướng dẫn hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân cấp xã; phối hợp thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về việc Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

Vận động, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tham gia công tác hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn từ cộng đồng dân cư. Phối hợp thực hiện công tác giám sát, tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần hạn chế khiếu kiện vượt cấp và khiếu kiện đông người trên địa bàn tỉnh.       

4- Mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế

Phối hợp vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân theo Đề án đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam. Phối hợp phổ biến tuyên truyền Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân kiều bào. Phối hợp tổ chức các hoạt động hoà bình, đoàn kết, hữu nghị, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác vận động ủng hộ phi chính phủ, giúp đỡ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, xoá đói giảm nghèo, nhân đạo, từ thiện. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, công ty nước ngoài đến đầu tư, hợp tác trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tăng cường công tác thông tin đối ngoại của tỉnh Thái Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vận động thành lập Hội thân nhân kiều bào của tỉnh làm chức năng cầu nối giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

5- Củng cố kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận

Thường xuyên củng cố, bổ sung uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, đảm bảo về số lượng và nâng cao về chất lượng. Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan Mặt trận các cấp theo hướng tinh gọn,  có phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Mặt trận. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận ngang tầm nhiệm vụ.

Phát huy vai trò chủ trì phối hợp thống nhất hành động của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp, vai trò các vị uỷ viên Uỷ ban MTTQ, vai trò tích cực của các cá nhân tiêu biểu, những người có uy tín trong các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo; Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, xây dựng quy chế hoạt động cụ thể góp phần tích cực vào hoạt động của Uỷ ban MTTQ tỉnh.

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh với đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, với các ngành. Các hoạt động phối hợp với chính quyền, với các tổ chức thành viên thể hiện bằng quy chế, chương trình phối hợp thống nhất hành động đảm bảo dân chủ, thiết thực và hiệu quả.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh; Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội. 

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp, hướng các hoạt động của Mặt trận về cơ sở, cộng đồng dân cư và hộ gia đình, tập trung đảm bảo an sinh xã hội, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở thôn, xóm, tổ dân phố, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Coi trọng tính thiết thực của các cuộc vận động, các phong trào, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, mang lại lợi ích cho các gia đình, cộng đồng và xã hội. Định kỳ sơ, tổng kết các chương trình phối hợp thống nhất hành động của Uỷ ban MTTQ đề ra; kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc./.

 

 

Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Phòng Biên tập - Trị sự