Truy cập nội dung luôn

Hội Nông dân

2010-11-15 15:27:00.0

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CÁC PHÒNG BAN

- Thường trực Hội Nông dân tỉnh TN: bao gồm Chủ tịch, 2 phó chủ tịch

- Các phòng ban:

1. Văn phòng.

2. Ban Tổ chức kiểm tra.

3. Ban Tuyên huấn.

4. Ban Kinh tế - Xã hội.

5. Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân Thái Nguyên.

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI

1. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam:

1. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

2. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

2. Nhiệm vụ của Hội:

1. Tuyền truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.

2. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân.

3. Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

4. Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá  - hiện đại hoá đất nước.

5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

6. Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

 TÓM TẮT KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2005-2010, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 2011-2015

1. Tóm tắt kết quả công tác Hội và phong trào Nông dân giai đoạn 2005-2010

            Trong giai đoạn 2005-2010, phong trào nông dân và hoạt động của Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển mới, hoạt động của các cấp Hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ Đảng và đi sát với đời sống của hội viên, nông dân. Trong giai đoạn 2005-2010 đã kết nạp được 28.246 hội viên tham gia tổ chức Hội, nâng tổng số hội viên đến 31/10/2010 là 142.803 hội viên, chiếm 80,03% so với tổng số hộ nông nghiệp.

      Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục chính trị  tư tưởng cho hội viên nông dân là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong tất cả các hoạt động của Hội. Nhận rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ  này trong thời gian qua các cấp Hội đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo đổi mới công tác tuyên truyền, lấy lợi ích chính AI đáng gắn với nghĩa vụ của hội viên trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động nông dân. Kết quả trong 5 năm Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 11.790 buổi tuyên truyền cho 611.334 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự

      Các cấp Hội đã mạnh dạn đổi mới nội dung hoạt  động, lấy việc hỗ trợ hội viên nông dân về  vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, dậy nghề và  chỉ đạo tốt các phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào “xây dựng gia đình nông dân văn hoá”... làm động lực, từ đó phong trào của Hội được khẳng định, lợi ích thiết thân của hội viên được đáp ứng, hội viên tham gia sinh hoạt Hội ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ Hội ngày càng được trưởng thành, tổ chức Hội vững mạnh. Vai trò nòng cốt của Hội trong nông thôn từng bước được khẳng định, cấp uỷ tin tưởng, hội viên gắn bó với tổ chức Hội ngày càng chặt chẽ hơn. Kết quả trong 5 năm Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tín chấp với ngân hàng CSXH và ngân hàng NN&PTNT giúp hơn 60.000 hội viên nông dân vay vốn với số dư nợ trên 500 tỉ đồng. Tổ chức tập huấn kỹ thuật nông nghiệp được 12.592 lớp cho 555.326 lượt người dự, tổ chức dạy nghề cho hội viên nông dân được 140 lớp cho 4.205 người tham dự, tổ chức phát động hội viên đăng ký tham gia phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” kết quả có 87.848 hộ nông dân đăng ký và có 1.351 hộ đạt cấp tỉnh, 3.348 hộ đạt cấp huyện, 48.010 hộ đạt cấp xã.  

2. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2015

1. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tuởng cho hội viên, nông dân nắm vững và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, kiến thức về hội nhập kinh tế cho hội viên nông dân, từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hoá và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỷ lệ hội viên được tiếp cận với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đạt 95% trở lên. Trong đó chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hội viên nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng và củng cố mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên trong các cấp Hội; Hàng năm tổ chức các hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi trong các cấp Hội.

- Duy trì và nâng cao chất lượng Bản tin Nông dân.

- Xây dựng chuyên mục Nông dân Thái Nguyên trên sóng Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thái Nguyên

- Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền thông qua các hình thức tổ chức các hội thi, đổi mới nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, tăng cường truyên truyền các nội dung liên quan đến công tác Hội và phong trào nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Phối kết hợp với các ngành liên quan để đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ Hội, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân. Đào tạo nghề cho hội viên, nông dân mỗi năm   phấn đấu có ít nhất 1000 hộ gia đình hội viên được Hội trực tiếp dạy nghề.

- Phối hợp với sở lao động - TB và XH mở các khoá đào tạo nghề cho hội viên nông dân, phấn đấu mỗi năm phối hợp tổ chức dạy nghề cho 4000 gia đình hội viên.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyên, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2011 - 2012.

3. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tăng cường hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.

- Phối hợp với sở Nông Nghiệp&PTNT để thực hiện các chính sách về đào tạo, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất.

- Xây dựng mối quan hệ nông dân với các doanh nghiệp, nhà khoa học, trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến ngay tại cơ sở để vận động nông dân học tập và làm theo (mỗi huyện 3-5 mô hình)

4. Tổ chức thực hiện các phong trào nông dân:

- Tiếp tục duy trì phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trong các cấp Hội Nông dân. Duy trì, khích lệ, động viên hội viên, nông dân có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ có giá trị trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; xây dựng quy trình tổ chức trao danh hiệu "Nhà Nông sáng tạo"

- Vận động hội cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ hạ tầng nông thôn theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đề ra, vận động nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, thực hiện chương trình hành động phòng chống ma tuý, mại dâm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

5. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đóng góp xây dựng các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ, hộiviên, nông dân, tham gia tích cực với các ngành liên quan để giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.

6Công tác củng cố, xây dựng Hội các cấp vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn:

- Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội, đa dạng hoá hình thức tập hợp nông dân, xây dựng Hội nông dân vững mạnh toàn diện, tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua của nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, quản lý kinh tế.

 

Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Phòng Biên tập - Trị sự